Tại sao Sale “ghét” sử dụng phần mềm???

 Việc áp dụng phần mềm quản trị trong bất kỳ doanh nghiệp nào luôn bắt đầu với một loạt các mục đích tốt. Nhưng những mục địch tốt là tiết kiệm tiền, tập trung hóa các hoạt động, hợp lý hóa quy trình và tăng năng suất thường kết thúc ở một nơi xa so với đích mong muốn.

Năm 2013 Merkle Group Inc . phát hiện ra rằng 63% các dự án triển khai phần mềm CRM trong các doanh nghiệp lớn đều thất bại. Trong khi đó, Forrester Research báo cáo rằng 49% tất cả các dự án CRM đều thất bại. Và có rất nhiều lý do tại sao. Tuy nhiên, trong phần lớn các trường hợp, tất cả đều dẫn đến việc mọi người từ chối CRM.

 

Nhưng tại sao? Tại sao Sale lại ghét phần mềm đến vậy?????

 

Lợi ích của việc sử dụng phần mềm đã được thử nghiệm bằng rất nhiều nghiên cứu của Aberdeen, phần mềm thực sự giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, chăm sóc khách hàng tốt hơn, cá nhân kinh doanh kiếm được nhiều tiền hơn.

Đáng buồn thay, không nhiều SALE hiểu ngay được những lợi thế mà CRM có thể mang lại cho quy trình kinh doanh của họ. Thông thường, họ có xu hướng không thích việc họ phải thay đổi thói quen làm việc và bắt đầu thực hiện tất cả thông qua hệ thống phần mềm.

Thực tế để bán được nhiều hàng là phải làm việc với khách hàng chứ không phải làm việc với phần mềm. Vì vậy, việc đăng nhập thông tin vào phần mềm  khiến Sale cảm thấy khó chịu, mất thời gian vì Sale được thuê là để bán hàng chứ đâu phải làm coong việc nhập liệu.

 

Vậy tại sao, sale lại không thích sử dụng phần mềm?

 

1. Giấy đơn giản hơn

Nếu sale yêu thích excel, bút và sổ ghi chép của mình…họ nghĩ rằng thật dễ dàng để tìm thấy tên và số điện thoại của khách hàng tiềm năng bán hàng và thậm chí cả e-mail của họ trong một danh sách in ra. Nó rất đơn giản, vì bạn có thể đánh dấu vào những người bạn đã gọi, ghi chú…

Tuy nhiên, việc tổng hợp thông tin và in ra mất quá nhiều thời gian, có quá nhiều thứ bạn phải lưu giữ trong đầu như: sale phải nhớ những gì đã hứa với khách hàng để làm, để gửi hoặc để tìm hiểu. Sale cũng cần nhớ thời điểm đồng ý theo dõi mọi việc. Viết nguệch ngoạc tất cả những gì bạn thích, nhưng nó sẽ không biến bộ nhớ của bạn thành một máy tính tốc độ cao.

2. Nhập dữ liệu là kẻ đánh cắp thời gian

 Bán hàng là tất cả về nhanh chóng. Đúng vậy, việc duy trì hồ sơ khách hàng nghe có vẻ là một công việc tẻ nhạt, trên thực tế là một trở ngại. Thay vì gọi điện và bán hàng – những việc bạn thích làm, sale phải phân bổ thời gian để nhập thông tin về những việc sale đã làm hoặc dự định làm vào hệ thống.

Tuy nhiên, thống kê cho cho thấy không có gì là bi thảm – trung bình những người bán hàng dành phần lớn thời gian của họ cho lĩnh vực này (37,1%) và các công việc hành chính, cập nhật dữ liệu không mất quá nhiều thời gian (13,9%)

Bây giờ hãy nghĩ ngược lại: đổi lại phần mềm giúp lưu trữ tất cả thông tin, địa chỉ liên hệ, hoạt động và quy trình ở một nơi mà bạn có thể truy cập bất kỳ lúc nào và từ bất kỳ đâu. Không có gì bị mất hoặc bị lãng quên. Và bạn không cần phải có bộ nhớ của mình lộn xộn với hàng gigabyte dữ liệu bán hàng. Nghe có vẻ không tệ nữa, phải không?

3. Phần mềm quá phức tạp

Trước đây, điều đó có thể đúng, tuy nhiên, hiện nay phần mềm đơn giản, trực quan và thú vị hơn nhiều. Hầu hết các phần mềm được thiết kế với mục đích phục vụ mục đích làm cho công việc của Sale, đơn giản, dễ dàng hơn.

Bạn mất rất ít thời gian và không cần phải quá hiểu biết về công nghệ mới có thể sử dụng. Hãy thử nghĩ lại xem, bạn mất bao lâu để học cách sử dụng điện thoại thông minh? Không lâu, phải không? Và bây giờ bạn không thể sống thiếu nó.

Với phần mềm cũng vậy, sale sẽ bắt đầu với những điều cơ bản, chỉ cần hiểu nghiệp vụ là có thể sử dụng phần mềm dễ dàng.

4. Sale sợ bị lấy mất khách hàng

 Sale thường lo sợ bị lấy mất khách hàng nếu nhập mọi thứ lên hệ thống. Nhưng hãy tự hỏi bản thân điều này – việc bảo vệ khách hàng tiềm năng có giúp bạn chăm sóc khách hàng tốt hơn, và chắc chắn không mất khách hàng?

Thực tế, phần mềm không lấy Khách hàng, sếp hay kinh doanh khác không lấy khách hàng của bạn, phần mềm giúp bạn biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng trả tiền nhanh với chi phí thấp hơn thôi.

5. Hiệu ứng “Big Brother”

Nhiều sale cho rằng phần mềm chỉ là một công cụ khác để Sếp theo dõi, giám sát họ thôi.

Nhưng thay vì nghĩ rằng mình bị theo dõi, sếp biết được bạn đã làm gì, không làm gì có bao nhiêu email đã viết, bao nhiêu cơ hội đã đăng ký, bao nhiêu cuộc gặp khách hàng, bạn có bỏ qua khách hàng nào không…..

Sale có lý và thực sự Bizmax đồng ý với bạn.

Cơ sở dữ liệu tập trung là điều tốt, nhưng nớ biến thành chính sách thì toàn bộ mục đích tốt đẹp của phần mềm sẽ biến mất. Một phần mềm chỉ nên theo dõi những thông tin cần thiết và điều thực sự là phải giúp được Sale đạt được mục tiêu của mình hay không.

Mặt khác, một phân tích phần mềm gần đây của CSO Insights cho thấy rằng việc áp dụng CRM dẫn đến chất lượng giao tiếp giữa đại diện bán hàng và giám đốc bán hàng tăng 56,9%.

6. Tôi không được thuê để làm nhập liệu

Tất cả các Sale đều được thúc đẩy bởi tiền hoa hồng.  Và bạn có thể nghĩ rằng việc nhập dữ liệu vào hệ thống phần mềm có thể không đưa bạn đến gần hơn với những khoản tiền lớn. ĐÓ là do bạn không nhìn thấy giá trị thiết thực của phần mềm đằng sau nó.

Nhưng bạn hãy thấy lợi ích tiết kiệm thời gian việc tuân thủ quy trình bán hàng tự động và có định hướng, gợi ý cách làm rõ ràng làm lợi ích trước

Và sale cũng cần thời gian để đánh giá cao lợi thế của việc có một cơ sở dữ liệu khách hàng tập trung. Và đó mới là thứ SẼ mang lại cho bạn những khoản tiền lớn trong tương lai.

 

7. Kết luận: Sale cần nhận ra được rằng:
  • Lưu trữ thông tin trực tuyến so với trong đầu tốt hơn rất nhiều
  • Tự động hóa các tác vụ quản trị so với ghi chú thủ công trên giấy, trong excel hay note…
  • Tăng tốc chu kỳ bán hàng của bạn bằng cách sử dụng phần mềm đơn giản và dễ sử dụng
  • Tiết kiệm thời gian theo dõi, quản lý khách hàng của chính bản thân mình
  • Cho mọi người biết về những gì bạn đã đạt được và vị trí của bạn
  • Cải thiện giao tiếp với sếp và đồng nghiệp của bạn

Tóm lại, phần mềm là con đường ngắn nhất để giúp bạn tăng doanh số và đạt được mục tiêu của mình.

Những “nguyên tắc phải nhớ” khi triển khai ứng dụng công nghệ

 

1. 5 nguyên tắc khi triển khai ứng dụng công nghệ
  • Lãnh đạo cao nhất cam kết mạnh mẽ cho việc triển khai ứng dụng công nghệ và sẵn sàng loại bỏ những rào cản/ người cản trở
  • Vào một thời điểm chỉ nên lựa chọn một/ một vài nhu cầu quản trị sống còn mà hiện tại doanh nghiệp biết làm nhưng chưa làm tốt hoặc tốn quá nhiều nguồn lực
  • Liệu cơm gắp mắm- Lựa chọn cách triển khai, giải pháp thiết bị phù hợp với túi tiền và sử dụng được trong 1-2 năm
  • Làm tới nơi tới chốn cho đến khi sử dụng được ngon lành: Đầu tư công nghệ không thể làm tới 90% mà thành công được, phải đạt tới 100% vì vậy cần làm tới nơi tới chốn, nhiều khi nó không phải 1 năm mà là rất nhiều năm
  • Ghi nhận tưởng thưởng
2. Những cái bẫy cần tránh khi đầu tư ứng dụng CNTT:
  • Lãnh đạo cao nhất không thấy việc ứng dụng công nghệ là sống còn-à Ngưng dự án vì sẽ mất thời gian và tiền bạc vô ích mà không giúp doanh nghiệp phát triển
  • Coi chừng cám dỗ của sự hào nhoáng, nghe cao siêu, sướng tai
  • Không đầu tư vào các giải pháp thiết bị mắc mỏ “sử dụng ngon trong vòng 5 năm tới ” hoặc “không thiếu thứ gì trong đó”
  • Cẩn trọng với bên tư vấn thứ 3 nếu họ không có văn hóa đặt khách hàng LÀM TRUNG TÂM.
3. Con người:
  • Quyết tâm của lãnh đạo, sự đồng thuận của nhân sự và các phòng ban
  • Cho nhân viên lộ trình thời gian để dài (6-12 tháng) để học tập và nghiên cứu
4. Tổng kết

Tóm Iại, để có thể ứng dụng thành công công nghệ trong doanh nghiệp cần các yếu tố cơ bản sau:

  1. Cam kết của người lãnh đạo chiếm tới 51% thành công
  2. Ứng dụng công nghệ vào những nhu cầu bức thiết của doanh nghiệp mới có cơ hội thành công cao và mang lại giá trị lớn
  3. Có một CIO (Giám đốc công nghệ) giỏi và TRUNG THỰC

— Chia sẻ của ông Nguyễn Đức Tài – Chủ tịch HĐQT Thế giới di động —

Giải phápTự động hoá quản trị khách hàng trong doanh nghiệp SMEs

Các vấn đề của doanh nghiệp – Một chủ đề rất đang để trao đổi đúng không? Ad sẽ chia sẻ mỗi tuần 1 chủ đề liên quan đến hoạt động doanh nghiệp. Và chủ đề đầu tiên sẽ bắt đầu từ KHÁCH HÀNG.- – Người có quyền lực sa thải cả nhân viên và sếp.
(Quản Trị khác Quản lý bởi : Quản trị là bạn phải ra quyết định, thành lập mục tiêu. Còn Quản lý chỉ là việc thực hiện kế hoạch và giám sát vận hành thôi)
I. VẤN ĐỀ
Thông thường, trong các công ty vừa và nhỏ các nhân sự kinh doanh tự chịu trách nhiệm về khách hàng của mình. Kinh doanh đi – khách hàng mất. DN đổ tiền vào Marketing tìm kiếm khách hàng mới, thay vì chăm sóc khách hàng cũ, chi phí cao mà hiệu quả không cao. Vấn đề phát sinh thường gặp về việc quản trị khách hàng trong DN SMEs đó là:
– Kinh doanh chỉ lưu tên người liên hệ, không có thông tin danh sách khách hàng để quản lý
– Khi cần không có liền, mà phải tổng hợp, phải chờ
– Phụ thuộc vào kinh doanh cứng
– Kinh doanh nghỉ – mất đầu mối liên hệ >>> Mất khách hàng
– Kinh doanh mới tiếp nhận công việc -Không nắm được các đơn hàng đã phát sinh, mức giá đã làm việc… lại phải liên hệ và quản lý thông tin lại từ đầu.
– Tập trung vào tìm kiếm khách hàng mới thay vì chăm sóc khách hàng cũ, trong khi chi phí tìm kiếm khách hàng mới quá cao và không bền vững
– Kế toán có thể kết xuất ra danh sách khách hàng, báo cáo tăng trưởng khách hàng, khách hàng trung thành có thể làm mất thời gian, chưa kể kế toán bận không thực hiện được.
– Báo giá nhầm cho các đối tượng khách hàng…
– Quản lý khó nắm bắt được các khách hàng để có support chăm sóc kịp thời
….
Tất cả mọi việc đều diễn ra rất chậm, thậm chí không được thực hiện, các quyết định kinh doanh, chăm sóc khách hàng, Marketing dựa trên cảm tính thay vì các số liệu phản ánh đúng thực tế.
II. GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ
Để quản lý khách hàng, các thông tin cần:
1. Lưu khách hàng bao gồm các thông tin: Tên công ty, địa chỉ, Mã số thuế, lĩnh vực kinh doanh, website, Nguồn tiếp cận
2. Người liên hệ: Tên, email, sđt
3. Liên kết các báo giá đã báo, đơn hàng đã phát sinh
4. Tình hình công nợ của khách hàng đó
Công cụ: phần mềm quản trị DN Bizmax giúp liên kết các thông tin tự động.

Các thông tin cần thu thập về khách hàng

III. KẾT QUẢ
Hiện nay có nhiều phần mềm CRM giúp quản lý khách hàng, nhưng ngoài việc quản lý thông tin thì các báo cáo là điều quan trọng để giúp doanh nghiệp làm chiến lược, xây dựng đội ngũ MINH BẠCH – HIỆU QUẢ hơn nhờ việc:
– Tự động lưu thông tin các đơn hàng
– Danh sách Khách hàng tự động từ hệ thống
– Tích hợp thông báo công nợ trên phần mềm
– Có đầy đủ cơ sở dữ liệu cho hoạt động marketing,
– Dữ liệu xây dựng chiến lược kinh doanh mới.
– Cơ sở dữ liệu để dự báo doanh số, cam kết doanh số cho Kinh doanh
– Báo cáo đa dạng – tự động- realtime, đầy đủ dữ liệu để đưa ra thông tin: Báo cáo khách hàng lớn, khách hàng mới, khu vực khách hàng, phân bổ khách hàng theo doanh thu…
– BizMax dễ thao tác, sử dụng, có thể check và quản lý thông tin ở bất kỳ đâu – chỉ cần có mạng internet
– Kinh doanh nghỉ vẫn có thông tin, cơ sở dữ liệu để liên hệ để làm việc.
Với giải pháp về hoạt động quản lý khách hàng của BizMax giúp hệ thống data dữ liệu của công ty, tiết kiệm công sức và thời gian khi cần check lại thông tin khi làm việc.
Tìm hiểu thêm về các giải pháp của BizMax ERP tại đây

Bizmax – Chính sách Đại lý phân phối phần mềm

Với mục tiêu phát triển lâu dài, bền vững, mong muốn đồng hành phát triển cùng các doanh nghiệp, phần mềm quản trị DN Bizmax xây dựng giải pháp quản trị DN hiệu quả dành riêng cho các doanh nghiệp SMEs thương mại B2B. Bizmax có nhiều chính sách hấp dẫn, rõ ràng, tạo điều kiện tối đa cho các đại lý muốn xây dựng cộng đồng DN minh bạch, hiệu quả và phát triển.

 

1.Nguyên tắc hợp tác bền vững
  • Bizmax chia sẽ cơ hội, chia sẽ lợi ích kinh doanh và đồng hành lâu dài, bền vững cùng Đại lý
  • Quan tâm, hỗ trợ Đại lý nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
  • Bảo vệ khách hàng cho Đại lý, đảm bảo tính công bằng trên toàn bộ hệ thống phân phối
  • Cùng đại lý mở rộng thị trường và mở rộng kênh phân phối của Đại lý, mang đến giải pháp bứt quá doanh thu, quản lý dễ dàng cho mọi doanh nghiệp
2. Chính sách giá và chiết khấu dành cho đại lý

Bảng báo giá sản phẩm bao gồm giá bán lẻ và % chiết khấu cho Đại lý được quy định chi tiết rõ ràng trong hợp đồng hợp tác. Chiết khấu cao tới 50%.

Sau 6 tháng, Bizmax sẽ dựa vào doanh số, quy mô, năng lực của Đại lý để có mức chiết khấu riêng cho Đại lý đó

Công ty cam kết cung cấp sản phẩm cho Đại lý theo đúng giá quy định trong bảng báo giá

Bizmax sẽ thường xuyên xem xét và có chính sách ưu đãi tốt hơn đối với Đại lý phát sinh doanh thu thường xuyên

 

3. Hợp đồng & công nợ

– Sau khi 2 bên ký HĐ sử dụng và gia hạn phần mềm, Đại lý sẽ thanh toán 100% giá trị đơn hàng trước. Bizmax sẽ khởi tạo tài khoản và gia hạn cho khách hàng đại lý.

– Trên cở sở kết quả hợp tác và lịch sử thanh toán, Đại lý sẽ được hưởng các mức ưu đãi tốt hơn về chính sách tín dụng và công nợ.

 

4. Hỗ trợ đại lý

Hỗ trợ về Marketing – Bán hàng:

  • Đại lý được hỗ trợ file giới thiệu và hướng dẫn sử dụng phần mềm
  • Các hoạt động liên quan đến đào tạo, hỗ trợ khách hàng của đại lý sử dụng phần mềm
  • Thông tin đại lý được cập nhật trên website và fanpage Bizmax
  • Đại lý được cập nhật về thông tin giá cả, update phần mềm, chính sách, chương trình thúc đẩy bán hàng… từ Bizmax
  • Đại lý được đào tạo hiến thứ hỗ trợ bán hàng

Hỗ trợ về phần mềm:

  • Ngay khi ký kết hợp đồng, Bizmax sẽ khởi tạo tài khoản và hỗ trợ sử dụng cho khách hàng
  • Bizmax hỗ trợ xử lý ngay lập tức các lỗi phần mềm phát sinh do đơn vị phát triển trong giờ hành chính
5.Yêu cầu đối với đại lý
  • Đại lý chủ động xây dựng mạng lưới bán hàng, phát triển thị trường, cung cấp sản phẩm của mình bằng các hình thức, hoạt động lành mạnh, thể hiện tính chuyên nghiệp.
  • Tự chủ động lên kế hoạch kinh doanh, kế hoạch phát triển khách hàng
  • Hỗ trợ, kết hợp với Bizmax khi có các chương trình giới thiệu sản phẩm…
  • Yêu cầu đại lý bán đúng mức giá bán lẻ đề nghị, không bán phá giá.

Đại lý cần hỗ trợ vui lòng liên hệ Hotline: 0888.56.0001.

——————-

Ms Vui – Quản lý Dự án

Phone/ zalo: 0946.812.902

Skype: Văn Vui

Email: vuivt2609@gmail.com

Website: https://bizmax.vn/

 

CẢM ƠN KHÁCH HÀNG ĐÃ TIN TƯỞNG, ĐỒNG HÀNH CÙNG BIZMAX!

Nhận biết những ÁM ẢNH khi Quản lý DN vừa và nhỏ và cách giải quyết

Tình trạng có thể nhìn thấy ngay của các DN vừa và nhỏ, khởi nghiệp chính là:

Tiền không nhiều,

Nhân sự kiêm nhiệm

Quy trình chưa rõ ràng

3 vấn đề trên là nguyên nhân cho tất cả các vấn đề nhỏ nhắt phát sinh liên tục của DN.

 

Nếu các DN lớn đã đi vào hoạt động ổn định với quy trình rõ ràng, nhiệm vụ chuyên biệt thì các DN vừa và nhỏ thường gặp phải các vấn đề liên quan đến các hoạt động đủ các lĩnh vực. Công việc quá nhiều, vấn đề quá nhiều khiến các anh, chị sếp chỉ chạy theo xử lý vấn đề đã mệt bở hơi tai. Đôi khi một vài vấn đề tưởng ổn, nhưng lại thực sự không ổn như các sếp tưởng. Có những việc phải phải quyết ngay, nhưng càng là lúc tình hình căng thẳng, càng là lúc ngồi lại đánh giá các hoạt động chính theo từng mục, càng chi tiết càng tốt. Dưới đây là những vấn đề thường gặp của DN hoat động kinh doanh mô hình B2B thương mại.

 

1. Hiệu quả hoạt động kinh doanh – tăng trưởng doanh thu.
  • Kinh doanh làm sai báo giá – làm báo giá quá lâu – báo giá không chuyên nghiệp
  • Doanh thu lẹt đẹt
  • Kinh doanh không phát triển, không biết tìm khách hàng mới ở đâu, mà chỉ đợi lead từ marketing mang về
  • Mất khách hàng lớn.
  • Thúc đẩy nhiều mà chả thấy kinh doanh vẫn ì ạch
2. Quản lý tài chính- CEO kiếm tiền nhưng không biết quản lý tiền
  • Không nắm rõ tổng tài sản của công ty
  • Thực tế các khoản Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng???
  • Thực tế Công nợ khách hàng hiện tại, tình hình thu công nợ
  • Tài khoản nợ vay
  • Các khoản chi thường xuyên của DN
  • Giá trị hàng tồn kho hiện tại???

Không nắm rõ tình hình trên, DN sẽ chết tức tưởi mà không hiểu rõ vì sao

3. Quản lý kho hàng hiệu quả
  • Mất nhiều thời gian để quản lý tồn kho
  • Số lượng tồn kho không đúng thực tế
  • Không quản lý được hàng cho mượn, ký gửi…..
4. Đánh giá hiệu quả hoạt động của Marketing.
  • Marketing đang hoạt động như thế nào?
  • Có hiệu quả không?
  • Doanh thu thu lại từ hoạt động Marketing hiện tại và chi phí bỏ ra?
5. Hệ thống báo cáo để đánh giá hiệu quả hoạt động và cơ sở ra chiến lược Kinh doanh hiệu quả.
  • Báo cáo từ phần mềm kế toán thường khó tiếp cận với chủ DN – nhất là với những sếp chưa có khả năng đọc bảng cân đối kế toán, báo cáo tài chính
  • Kết xuất báo cáo mất thời gian
  • Báo cáo không đúng thực tế…
  • Không có hệ thống đầy đủ báo cáo để đánh giá tổng quan sức khoẻ DN

Nhận biết vấn đề rồi, hiểu thực sự các nỗi đau, tìm đúng nguyên nhân thì cách giải quyết mới triệt để, hiệu quả. Hiểu được các vấn đề của DN mô hình thương mai, phần mềm Bizmax được thiết kế giải quyết cho các DN kinh doanh mô hình B2B thương mại bằng cách:

  • Tự động quy trình làm việc giữa các bộ phận – Giúp tập trung vào việc chính
  • Nắm được toàn bộ vấn đề phát sinh của doanh nghiệp
  • Khối lượng công việc các nhân sự đang quản lý
  • Nguyên nhân những vấn đề phát sinh ở các bộ phận

Trải nghiệm demo giải pháp của Bizmax bằng cách đăng ký dùng thử tại:

Phần mềm quản trị DN Bizmax ERP – Khác biệt ở điểm nào?

Là sản phẩm phần mềm được thết kế dành riêng cho các các doanh nghiệp startup, DN vừa và nhỏ, Bizmax thiết kế giải quyết vấn đề của các Doanh nghiệp có đặc điểm nhận dạng như sau:

  • Doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá
  • Mô hình B2B thương mại
  • Quy mô vừa và nhỏ hoặc là doanh nghiệp StartuP

BizMax giải quyết vấn đề nào của DN này?

Trong quá trình vận hành công ty, và quan sát thị trường, Bizmax nhận thấy, các DN đều gặp 3 vấn đền chính về: Hiệu quả Kinh Doanh – Tài chính và Kho hàng.

1. Vấn đề Tăng trưởng Doanh thu – quản trị khách hàng

 

Vấn đề này DN nào cũng gặp, nhiều phần mềm có thể giải quyết được tương tự. Nhưng sự khác biệt phần mềm của BizMax chính là tạo báo giá tự động, sẵn hợp đồng quản lý lịch sử giao dịch khách hàng, thông tin….. và phần BÁO CÁO về kết quả kinh doanh thực sự là có giá trị. Những báo cáo này cần thiết và đủ để DN có góc nhìn tổng quan, đánh giá đúng thực trạng,

 

2. Quản lý tài chính – hầu hết các sếp công ty vừa và nhỏ đều…. không giỏi lĩnh vực này

 

Vấn đề của hầu hết các sếp doanh nghiệp vừa và nhỏ, startup là không biết thực tế tài sản của mình có bao nhiêu, nằm ở đâu. Các tài khoản tiền, công nợ phải thu, phải trả hiện tại bao nhiêu, các chi phí của doanh nghiệp….Mặc dù có phần mềm kế toán, nhưng thực chất kế toán của các DN vẫn phải quản lý thủ công hoặc theo một phương thức rất mất thời gian. Sếp mỗi lần cần thông tin lại phải đi tổng hợp hoặc chờ báo cáo đến cả tuần trời. Nên thường nhiều sếp thấy công ty có lãi, vẫn tạm ổn thì lâu lâu mới kiểm tra 1 lần, các số liệu luôn trong trạng thái mơ hồ

Hiểu được điều này nên phần mềm của BizMax sẽ giải quyết được hết các vấn đề đó. Kế toán cũng nhàn hơn rất nhiều trong  việc quản lý thu chi, giải trình với các sếp. Sếp thì quá lời vì nắm rõ được thực tế mình đang có bao nhiêu tiền, chi những gì, chi vào đâu, hợp lý hay không…

 

3 . Quản lý kho hàng – giá trị hàng tồn kho

 

Ngoài việc quản lý hàng tồn kho, các nghiệp vụ của kho như xuất, nhập hàng, lịch sử giao dịch của từng sản phẩm thì phần mềm bên em cũng hỗ trợ quản lý hàng ký gửi, cho mượn, bảo hành. Và cái khác của phần mềm BizMax chính là hỗ trợ cả quản lý theo serial. Nghiệp vụ hỗ trợ kiểm kê kho đơn giản cũng là tính năng mang lại giá trị thực sự cho BP kho, Kế toán và Giám đốc

 

4. Đánh giá hiệu quả hoạt động của Marketing (đánh giá hiệu quả hoạt động này)

 

Ưu điểm phần Marketing là việc nhận và phân chia salelead từ các kênh website, fanpage đều cho Kinh doanh. Phần mềm sẽ hỗ trợ thống kê các lead, số lượng lead thành công, số lượng thất bại, và tổng doanh thu mà lead mang lại từ kết quả của hoạt động Marketing. Với Marketing THỰC CHIẾN và với doanh nghiệp B2B thì đó cũng là hỗ trợ rất tốt, hữu ích. Marketing nói trời, nói bể mà không mang lại leads thì cũng có nghĩa là không hiệu quả. Thêm vào đó chi phí nhiều nhưng doanh thu từ lead kém thì Marketing cũng phải xem xét lại.  Ngoài ra, BizMax còn hỗ trợ email Marketing cho DN sử dụng phần mềm.

 

5. Hệ thống báo cáo – Chi tiết – đầy đủ – Điểm giá trị của BiMax

 

Bizmax xây dựng hệ thống báo cáo Kinh doanh, khách hàng, tài chính và nhân viên cần thiết để DN có view tổng quan, đầy đủ, dễ phát sinh vấn đề và định hướng chiến lược tiếp theo một cách chi tiết nhờ:

  • Dữ liệu trực quan giúp nắm bắt tình hình thực tại của công ty.
  • Cơ sở dữ liệu để đề ra kế hoạch kinh doanh, quản trị hoạt động doanh nghiệp Hợp lý (các biểu đồ, báo cáo)

Xem báo cáo cáo của BizMax tại đây

 

TẠM KẾT

Khi thực hiện làm sản phẩm này, Triết lý của phần mềm BizMax là: ĐƠN GIẢN – ĐÚNG – ĐỦ các thông tin cần thiết chứ không cần các tính năng cho đẹp, gây choáng với khách hàng. Do đó các thông tin và tính năng đều ưu tiên tập trung sao cho đơn giản nhất, dễ nhìn nhất và hỗ trợ nắm bắt thông tin 1 cách nhanh nhất.

Hotline hỗ trợ: 0888.560.0010

Tự dưng “nó” thành công!

Bỗng 1 ngày, chúng ta thấy 1 brand đùng cái xuất hiện, 1 người thành công đùng cái xuất hiện.
Và chúng ta nghĩa rằng “oh, giỏi thật, thành công rất nhanh”.
1. Thành công chắc chắn đến từ sự nỗ lực.
Thật ra không có ai như vậy cả. Kể cả người trúng Vietlot, tin rằng người đó cũng kiên trì mua vé số mỗi ngày!
Thành công không tự dưng mà đến. Như tôi, “đùng 1 cái” mở công ty tư vấn & đào tạo OKRs, lớp nào cũng đông vui, có vẻ như từ thinh không đột nhiên “Đạt OKRs” xuất hiện. Không phải, tất nhiên là không phải.
Đó là kết quả của nỗ lực 6 tháng chia sẻ không mệt mỏi, 6 tháng làm ra web OKRs.vn với hơn 50 bài viết chất lượng, 6 tháng với kênh Youtube 100k view gồm những video dài 2 tiếng, 6 tháng với nỗ lực chảy máu mắt viết ra được 1 cuốn sách … và còn rất nhiều thứ nữa, cùng anh em nhân viên.
Đó là kết quả của 1 năm áp dụng OKRs cho chính SEONGON đến đổ máu. Kết quả 1 năm cả một tập thể gồng mình kỷ luật với OKRs.
Xa hơn nữa, đó là kết quả của gần 10 năm chia sẻ không ngừng nghỉ, để có 35.000 anh chị và các bạn ấn nút follow, kết quả của gần 10 năm kết giao, kết quả của gần 10 năm lấy được sự tin tưởng từ mọi người.Đó là kết quả của cả cuộc đời tôi, thất bại vẫn không ngừng nỗ lực.
Tôi ấn tượng với GTVSeo, thành công ngày hôm nay của các bạn ấy là nỗ lực chia sẻ không mệt mỏi của Vincent Do từ khi chưa có gì trong tay, quay 1 video youtube thô sơ không cầu kỳ.
Tôi ấn tượng với A1Digital cũng với những nỗ lực chia sẻ cần mẫn từng ngày từng ngày những kiến thức Digital sâu sắc, chất lượng, không hời hợt.
Tôi ấn tượng với Thông Phan, để trở thành một KOL về kinh doanh nhà hàng, bạn đã phải trầy da tróc vẩy nhiều năm kinh doanh có thắng có thua, đã bỏ công viết rất nhiều nội dung chất lượng và miệt mài chia sẻ.
Tôi ấn tượng với từng người thành công trong friendlist của mình, họ đều là những người cần mẫn, nỗ lực không ngừng nghỉ.
(Tất nhiên còn phải thêm việc họ rất xuất sắc).
Không có ai “tự nhiên thành công cả”. Có thể bạn không để ý quá trình nỗ lực của họ, với bạn thì họ như “đùng một cái xuất hiện”, nhưng tôi dám chắc không có ai thành công mà không nỗ lực cả.
Nỗ lực chưa chắc thành công.
Nhưng thành công chắc chắn từ sự nỗ lực.
– Mai Xuân Đạt VNOKRs –
2. Thành công đến từ sự dám thay đổi, táo bạo
Thực tế trong quá trình hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi số. Rõ ràng các sếp biết là cần thay đổi, cần làm ngay, nhưng bộ máy vẫn vận hành tạm ổn thì doanh nghiệp vẫn cứ thế hoạt động theo cách cũ. Các công ty không phải đột nhiên đều tốt, luôn tăng trưởng.
Đó là tinh thần dẫn thân, sẵn sàng thay đổi. Dẫn đầu xu hướng, sẵn sàng ứng dụng công nghệ. tinh gọn bộ máy, tối ưu quy trình, dùng công nghệ để thúc đẩy sự tăng trưởng.
Vai trò của sếp không chỉ là giám sát nữa, thay vào đó sẽ là người định hướng, làm chiến lược và ra quyết định dựa trên cơ sở dữ liệu thực tế, chính xác, đầy đủ thông tin thay vì mơ hồ và chờ đợi báo cáo như trước.
Những công ty tôi đã từng hỗ trợ sử dụng phần mềm, tinh thần luôn học hỏi, sẵn sàng thay đổi, và quyết liệt của người đứng đầu chính là những yếu tố giúp doanh nghiệp chuyển đổi số thành công. Bởi thực tế chuyển đổi số không hề dễ dàng. Việc xử lý dữ liệu là một thách thức khác mà các doanh nghiệp đang gặp phải. Khi các giao dịch trong ngành thương mại điện tử diễn ra trên nền tảng kỹ thuật số, một lượng dữ liệu khổng lồ sẽ có thể được thu thập để phân tích, từ đó giúp xây dựng chiến lược về giá cả, tiếp thị, sản phẩm, dịch vụ… Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp hiện vẫn đang sử dụng những hệ thống tách biệt vì thế sẽ gặp phải những vấn đề về khả năng mở rộng và nguồn cung thông tin thống nhất. Điều này sẽ dẫn đến những trở ngại trong thu thập, xử lý và vận dụng dữ liệu.
Doanh nghiệp cần tính toán, nghiên cứu và tìm ra những giải pháp bền vững, phù hợp với năng lực công ty và phải đảm bảo có đủ nguồn lực để triển khai lâu dài, không nên sử dụng những giải pháp công nghệ tạm thời. Với những doanh nghiệp còn đang loay hoay với việc chuyển đổi số, Bizmax sẽ là một lựa chọn hỗ trợ doanh nghiệp tối đa giúp DN giải quyết đầy đủ 3 vấn đề chính:
– Tăng trưởng doanh thu, hiệu suất làm việc gấp đôi.
– Quản trị Tài sản và dòng tiền
– Quản trị kho hàng đúng thực tế.

Bizmax thực sự là giải pháp giúp “đổi vận” cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Trải nghiệm Bizmax miễn phí 30 ngày tại:

Phần mềm quản trị khách hàng(CRM) B2B và B2C khác nhau như thế nào?

Là một trong những phần mềm được quan tâm nhất hiện nay, phần mềm CRM giúp DN quản lý tốt mối quan hệ với khách hàng. Dù cùng mục đích cải nhưng mỗi mô hình kinh doanh lại có nhu cầu sử dụng phần mềm CRM với tính năng và yêu cầu hoàn toàn khác nhau.

KHách hàng là trái tim của Doanh nghiệp. Tuy nhiên giữa doanh nghiệp B2B và B2C lại có sự khác biệt về khách hàng vô cùng rõ rệt; vì vậ mà cách thức chăm sóc, giao tiếp cũng hoàn toàn khác nhau. Phần mềm CRM được tạo ra cũng hoàn toàn khác nhau, bạn không nên nhầm lẫn, ứng dụng sai cách, gây ra tác dụng ngược khong như mong muốn.

Bài viết này sẽ giúp bạn phân biệt được sự khác biệt giữa CRM B2B và CRM B2C.

 

 1. Giải thích thuật ngữ B2B, B2C, CRM 

 B2C: Business-to-Customer: Mô hình các công ty bán thẳng hàng cho khách hàng cuối cùng. Điều này bao gồm: bất động sản, bảo hiểm, nhà bán lẻ, đại lý xe máy, xe hơi…

B2B: Business-to-Business Mô hình các công ty bán sản phẩm và dịch vụ cho các công ty khác. Các đại lý tiếp thị, nhà cung cấp sỉ, các doanh nghiệp bán phần mềm; và nhà sản xuất là những ví dụ về các tổ chức B2B. Các công ty nhập khẩu về bán lại cho các công ty khác.

CRM ( Quản lý quan hệ khách hàng) Các hành động và chiến lược; mà công ty sử dụng để quản lý các tương tác của họ với khách hàng. Thuật ngữ này có thể gây hiểu lầm vì điều này thực sự bắt đầu ở giai đoạn khách hàng tiềm năng; trước khi phát sinh đơn hàng và trở thành khách hàng thực sự.

Để quản lý khách hàng hiệu quả DN cần hiểu khách hàng của mình là những ai? Thói quen của họ như nào? Mong muốn của họ là gì? Yếu tố quyết định mua hàng…để từ đó đáp ứng nhu cầu một cách tốt nhất. Thực tế, rất nhiều đơn vị hiện nay đang theo sát cuộc sống của khách hàng để tiếp thị đúng thời điểm và phù hợp nhu cầu như dịch vụ như siêu thị, cửa hàng, bảo hiểm, quỹ tài chính tự do.

Doanh nghiệp cần làm là phải làm rõ được Insight khách hàng với các thông tin: họ biết đến từ nguồn nào, họ ở đâu, hoạt dộng lĩnh vực nào….dữ liệu này đang được sử dụng hiệu quả hay không…Các hoạt động tương tác với công ty thường gồm: sms Marketing, email Marketing, tặng quà tri ân, chúc mừng sinh nhật, giới thiệu các chương trình quảng cáo, sự kiện….

 

2. CRM B2B và CRM B2C khác nhau như thế nào?

Bây giờ hãy xem các hệ thống CRM B2B và B2C khác nhau như thế nào dựa trên đối tượng quản lý: Đó là Khách hàng. Nhìn bề ngoài, khách hàng của các mô hình công ty là giống nhau. Tuy nhiên, phương pháp Marketing, bán hàng và các công cụ bổ trợ cho quá trình ấy có giống nhau; bất kể khách hàng mục tiêu là ai?  Hay cho dù cùng 1 đối tượng mua hàng nhưng cách thức mua hàng liệu có giống nhau.

Mark Twain đã từng nói: “Sự khác biệt giữa từ gần đúng và từ phù hợp thực sự là một vấn đề lớn. Đó là sự khác biệt giữa bọ sét và tia chớp.”

Đối với phần mềm CRM cũng vậy. Bạn cần một hệ thống phù hợp với loại hình kinh doanh và mô hình kinh doanh, quy trình bán hàng của bạn.

Các giải pháp CRM B2B và B2C sẽ có các tính năng và hành động trùng lặp; nhưng sự khác biệt của chúng cũng đủ lớn để bạn cần phân biệt giữa hai mô hình. Đó là lý do tại sao việc nghiên cứu các phần mềm CRM của bạn trước khi chọn và ứng dụng là vô cùng quan trọng

 Những yếu tố giúp bạn phân biệt CRM B2B và B2C

Dưới dây là những sự khác biệt cơ bản giữa B2B và B2C

Mô hình B2B Mô hình B2C
Giao dịch giữa Doanh nghiệp với Doanh nghiệp Bán sản phẩm hoặc dịch vụ cho cá nhân
Nhận diện thương hiệu thông qua cá nhân Nhận diện thương hiệu thông qua sự lặp lại hình ảnh
Thị trường mục tiêu nhỏ và tập trung Thị trường mục tiêu rộng lớn
Quy trình bán hàng phức tạp, đòi hỏi độ tin cậy cao Quy trình bán hàng đơn giản, dễ dàng ra quyết định mua hàng
Khách hàng yêu cầu tư vấn, hướng dẫn chi tiết Khách hàng cần sự hài lòng, vui vẻ khi mua hàng
Cần để giải quyết nhu cầu đặc biệt Nhu cầu đơn giản hơn
Cần xây dựng môi quan hệ lâu dài Xây dựng nhiều mối quan hệ ngắn
Việc đưa ra quyết định khó khăn, có sự tham gia của nhiều người hơn, dựa trên giá trị kinh tế mang lại Quyết định mua hàng thuộc cảm xúc dựa trên mong muốn, hoàn cảnh hoặc giá cả
Giá trị đơn hàng lớn Giá trị đơn hàng nhỏ
Tập trung vào tính năng & chất lượng Tập trung vào thiết kế và lợi ích
Chu kỳ bán hàng dài hơn có thể kéo dài tới 1 năm: Giống như một cuộc chạy marathon Chu kỳ bán hàng ngắn, có thể chỉ diễn ra trong vài phút
Số lượng giao dịch và khách hàng tiềm năng ít. Số lượng giao dịch lớn và số lượng khách hàng tiềm năng lớn.

Từ sự khác nhau ở trên nên yêu cầu đối với phần mềm CRM dành cho 2 mô hình này cũng hoàn toàn khác nhau.  Điểm khác biệt sẽ nằm tại các báo cáo phân tích khách hàngcác tính năng chăm sóc khách hàng.

Yêu cầu CRM cho mô hình B2B:

Tính năng cần thiết: Tổng hợp các cơ hội, dự đoán cơ hội chuyển đổi, tracking khách hàng, Quản lý báo giá, Lịch sử giao dịch khách hàng, thông báo sinh nhật, email marketing.

 Tập trung vào báo cáo khách hàng: Hạng khách hàng, khu vực địa lý, biểu đồ doanh thu khách hàng, khách hàng mới, khách hàng theo lĩnh vực.

Với mô hình B2C:

Tính năng cần thiết: Hỗ trợ call Center, Email Marketing số lượng lớn, tích hợp MXH, tích hợp công cụ chat, xử lý dữ liệu theo thời gian thực

BC khách hàng:BC độ tuổi, giới tính, khu vực, khách hàng trung thành….

 

3. Tạm kết

Khách hàng là trái tim của bất kỳ doanh nghiệp nào. Nếu bạn muốn thành công lâu dài bạn phải quản lý tốt mối quan hệ với khách hàng.

Cho dù bạn đang thực hành quản lý quan hệ khách hàng B2B hay B2C, giải pháp quản lý khách hàng hiệu quả sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển doanh nghiệp của bạn. Tuy nhiên, các nhà cung cấp CRM có thể không phải lúc nào cũng vẽ ra một đường rõ ràng cho bạn biết liệu sản phẩm của họ có phù hợp hơn với B2B hay B2C hay không. Bạn cần hiểu các hệ thống quản lý khách hàng giữa các mô hình khác nhau như thế nào và nó có phù hợp với mô hình quản lý của bạn.

Với BizMax ERP  tích hợp giải pháp CRM dành cho mô hình B2B thương mại giúp quản lý khách hàng, quản lý cơ hội kinh doanh, đơn hàng… đặc biệt là hệ thống báo cáo cần thiết rất chi tiết giúp GĐ quản lý được toàn bộ quy trình và có đầy đủ cơ sở để ra quyết định ngay.

Để được tư vấn và demo phần mềm: Đăng ký miễn phí hoặc liên hệ tới hotline: 0888 56 0010

Sale chuyên nghiệp: Nhận diện sai lầm thường gặp của Sale B2B

Bí quyết cơ bản thành công của một nhân viên Sale là phải chiếm được LÒNG TIN của khách hàng, mà lòng tin đó được xây nên bởi 1 CHUỖI CÁC THIỆN CẢM như: luôn giữ hình ảnh lịch sự, lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, chính xác, ăn nói dễ nghe và chuyên nghiệp…

Một nhân viên Sale giỏi là tập hợp của kỹ năng, khả năng và kinh nghiệm chuyên môn. Đó là cả một quá trình đúc rút và phát triển từ những sai lầm:

1. Dùng từ ngữ không chuyên nghiệp

Nếu viết về ĂN NÓI KHÔNG CHUYÊN NGHIỆP thì chắc dày bằng cuốn tạp chí Tết, nên tôi sẽ rút ngắn và chặt nhỏ hơn cho dễ tiêu hóa, tôi gọi là DÙNG TỪ NGỮ KHÔNG CHUYÊN NGHIỆP.

Khách hàng của các nhân viên Sale thường là các giám đốc, trưởng phòng, họ là những người đầy tinh tế và sắc bén, họ sẽ đánh giá bạn không chỉ qua lắng nghe lời nói, qua quan sát hành vi mà còn qua linh cảm, trực giác có được bởi kinh nghiệm tích lũy. Bởi người chuyên nghiệp ăn nói chuyên nghiệp, dùng từ ngữ chuyên nghiệp.

Các nhân viên Sale thường hay vấp phải các từ ngữ rất tối nghĩa, phản ánh sự hời hợt và thiếu chuyên nghiệp.

– Từ BỌN EM: Các Nhân viên bán hàng thường hay sử dụng từ này. Thay bằng công ty em, hoặc bình dân hơn là chúng em, bên em thì họ dùng từ BỌN EM.  Khách hàng giao tiếp với bạn qua danh nghĩa con người với con người, nhưng bản chất thì là pháp lý, danh nghĩa công ty với công ty, vì hợp đồng sẽ có 2 dấu đỏ, vì vậy nhân viên Sale cần nhận thức rõ VAI TRÒ của mình, cần loại bỏ ngay từ BỌN EM trong mọi tình huống kể cả vô thức.

– Từ VẤN ĐỀ: Nhân viên Sale rất hay phang từ VẤN ĐỀ vào cuộc trò chuyện. Họ đi bán hàng, bàn về sản phẩm, dịch vụ, và hướng về viễn cảnh tương lai tươi đẹp, thế nên sẽ rất khó hiểu khi họ đã xưng BỌN EM rồi sau đó lại toàn chêm VẤN ĐỀ vào buổi nói chuyện. Làm gì có cái gì là “vấn đề”? Nhưng do thói quen ăn nói thiếu chuyên nghiệp nên khi bí từ họ lại dùng: VẤN ĐỀ LÀ…Ở ĐÂY VẤN ĐỀ Ở CHỖ…CHI TIẾT NÀY CÓ VẤN ĐỀ GÌ KHÔNG ANH?

Hãy loại bỏ từ VẤN ĐỀ ra khỏi từ điển nói chuyện, gặp gỡ, thuyết phục khách hàng!

– Từ THỰC RA LÀ: Không những THỰC RA mà còn THỰC RA LÀ.

Từ này là 1 từ tệ hại không chỉ nhân viên sale mà tất cả người Việt nói chung, nó làm bào mòn trí não và gặm nhấm các thiện cảm tốt đẹp đã được xây nên mà nhân viên sale không hề hay biết, cho đến một ngày các bạn mất khách hàng.

Thực tế, khi câu chuyện có một chiều hướng tiêu cực, con người ta mới phải xài từ THỰC RA LÀ để khỏa lấp, thanh minh hay giải thích 1 điều/sự việc gì đó. Mà nhân viên Sale thì không hướng năng lượng vào khỏa lấp, giải thích, thanh minh – nhân viên Sale hướng vào những câu chuyện đẹp, những lợi ích thực tế mà cả 2 cùng có lợi.

Cho nên hãy loại hẳn từ THỰC RA LÀ như loại bỏ 1 cái ung nhọt ra khỏi cơ thể, kẻo có ngày nó lớn lên phát triển thành một khối u ác tính thì lúc đó chậm mất rồi.

2. Hình ảnh thiếu thiện cảm

Đó là biểu hiện của những Sale hay thức đêm vào những việc không lành mạnh. Để rồi sáng hôm sau thậm chí cả ngày hôm sau khách hàng thấy mình gặp 1 đối tác thiếu sinh khí.

Bản chất của người Bán hàng luôn đặt địa vị mình thấp hơn khách hàng 1 cái đầu.

Bản chất người Tư vấn luôn đặt địa vị mình cao hơn khách hàng ít nhất là 1 cái đầu.

Bản chất các chuyên gia tư vấn có thể thức trắng đêm.

Bản chất các nhân viên Bán hàng phải…dậy sớm, và vì vậy phải ngủ sớm.

Vì thế nên chuyên gia tư vấn có thể gặp khách hàng trong 1 bộ dạng nhếch nhác, quần sooc dép tổ ong, râu không cạo, mắt đỏ hoe răng vàng khè vì cafe, thuốc lá…nhưng khách hàng vẫn nể, vì họ là những bộ óc đặc thù, là chuyên gia trong lĩnh vực nào đó mà Khách hàng thiếu kinh nghiệm.

Ngược lại, đối với nhân viên Sale, khi chưa gặp mặt thì khách hàng đã xác định nhân viên sale thì kém hơn mình, xác định coi như gặp thằng em, đứa em… thì yếu tố gì sẽ là vũ khí tối thượng của nhân viên sale? Đó chính là SỰ TIN TƯỞNG. Mà sự tin tưởng sẽ được nuôi dưỡng, bồi đắp trên các chuỗi THIỆN CẢM.

Một nhân viên bán hàng mà mắt vàng mắt đỏ, ánh mắt mệt mỏi, da mặt sạm đen thì thế nào?

Da sạm đen Khách hàng sẽ nghĩ ngay anh/cô này không lành mạnh, đêm thức khua, sáng không tập thể dục, nhìn không có thiện cảm. Và như đã nói lòng tin được xây nên bởi 1 chuỗi các thiện cảm.

Việc các nhân viên Sale cần là đi ngủ sớm, dậy sớm, cơ thể linh hoạt mắt sáng, răng trắng, nụ cười đẹp, làn da sáng, cái bắt tay thật chặt, giọng nói ấm áp kèm theo một bộ trang phục gọn gàng, đầy THIỆN CẢM.

3. Vay tiền của khách hàng

Ở phần này bàn đến 1 sai lầm chết người và trầm trọng của nhân viên Sale, Kinh doanh, Marketing mà qua đó, sẽ mất hẳn 1 khách hàng, sẽ làm giảm nguồn thu cho công ty, tệ hơn nữa, nó sẽ làm xấu đi đạo đức của bạn, làm ánh mắt của bạn không còn trong sáng, lành mạnh và đàng hoàng nữa.

Có những Nhân viên Sale rất giỏi, chốt hợp đồng và còn chăm sóc Khách hàng cũng rất chu đáo, tạo nên 1 thứ ĐẲNG CẤP – 1 thứ ĐẲNG CẤP đã được chuyển đổi từ PHONG ĐỘ trong 1 thời gian dài. Trong mắt khách hàng, họ không khác gì 1 đứa em, 1 người bạn, thậm chí thỉnh thoảng là 1 chỗ dựa về tinh thần. Sếp bạn thì thầm cảm ơn bạn, tăng lương tăng thưởng tăng điểm hoặc tăng chức cho bạn, vì bạn là 1 “chiến binh” thực sự, mang lại cả doanh thu và dòng tiền cho công ty, mang lại thêm cả quan hệ cho sếp. Khách hàng thì rỉ tai, truyền miệng về bạn, khiến bạn có thêm hợp đồng, mà trong Sale thì bạn biết rồi đó: 1 lời giới thiệu nặng tựa ngàn cân, cho nên các mối quan hệ khách hàng bạn giới thiệu thì rất nhanh chóng chốt được hợp đồng, khiến bạn đã giỏi càng giỏi thêm. Và qua đó vì biết ơn khách hàng bạn lại chăm sóc kỹ hơn, khiến mối quan hệ giữa bạn và người khách hàng đó ngày càng thân thiết. Họ mời bạn về nhà chơi, họ rủ bạn đến nhà ăn uống, họ café với bạn khi cần tâm sự, thậm chí họ còn đùa là gả con gái/con trai cho bạn…

Vào 1 buổi tối như bao buổi tối, bạn nhậu với 1 người bạn/đám bạn, khi tất cả cùng chìm vào rượu  thì 1 người bạn của bạn có mất mát gì đó cần giúp đỡ…nó khóc lóc…rồi 30 phút, 1 tiếng sau bạn cũng khóc lóc…rồi bạn phừng phừng quân tử, cảm thấy phải che chở cho bạn bè, quyết định ra nghĩa hiệp bằng cách: Alo mượn tiền của… Khách hàng, hoặc gặp trực tiếp và vay tiền khách hàng.

Hoặc 1 hôm mẹ bạn, bố bạn alo cho bạn về 1 thứ mất mát gì đó…bạn nghĩ đi nghĩ lại 1 hồi và bốc máy: Alo mượn tiền khách hàng!

Hoặc trường hợp khác, bạn yêu một người nào đó…rồi nó có 1 lý do gì đó nó CẦN TIỀN (hoặc bạn cảm thấy cần tiền)…nghĩ đi nghĩ lạ 1 lúc, thấy có người Khách hàng rất thân thiết, và rồi…khỏi nói chúng ta cũng đoán ra!

Hoặc ngược đời hơn tý, bạn có các lý do trên, nhưng gặp gỡ thì giả vờ là: Em đang đầu tư cái abc này…đang có từng này rồi…em còn thiếu từng này…anh/chị cho em vay từng này nữa nhé.

Người khách hàng bị alo/gặp gỡ vay tiền kia sẽ thì phản ứng ra sao? Lắng nghe và bảo cho anh/chị suy nghĩ đã. Người thì bảo sao không nói sớm, anh/chị vừa mới đầu tư hết tiền rồi. Người thì hẹn mai ngày kia gọi lại cho anh/chị. Người thì đồng ý cho vay tiền, nhưng sau đó thì…

Và tất cả các tình huống trên, sau đó người khách hàng thường….

Người khách hàng không còn tôn trọng bạn nữa, không còn TIN bạn nữa, sau sự việc đó. Tự dưng bạn mất khách hàng, và tự dưng thêm nhiều mất mát nữa từ khách hàng đó…

Bạn lúc đó chỉ là 1 ví dụ điển hình cho 1 câu nói: PHONG ĐỘ LÀ NHẤT THỜI ĐẲNG CẤP LÀ MÃI MÃI!

Nếu bắt buộc phải vay tiền thì tốt nhất hãy vay bố mẹ, anh chị em họ hàng, bạn bè, sếp, trưởng phòng, đồng nghiệp…chứ đừng có dại mà vay tiền khách hàng!

Tuy nhiên, nếu bạn có 1 lý do khác, đó là: TÁCH RA MỞ CÔNG TY RIÊNG, THÌ BẠN HOÀN TOÀN ĐƯỢC VAY TIỀN KHÁCH HÀNG – và thế giới điển hình có vài trường hợp như vậy, khách hàng hồ hởi cho vay, đầu tư và thắng đậm!

Nhưng bạn không phải là trường hợp đó, thì lưu ý đừng bao giờ làm bạn nhé!

Vai trò của Marketing B2B được đánh giá như thế nào?

Để nhìn nhận đúng vai trò của marketing B2B, chúng ta sẽ cùng phân tích một thị trường giá trị tỷ USD nhưng luôn được xem là “kín tiếng” trên mặt báo: thị trường thiết bị y tế tại Việt Nam.

I. Bức tranh toàn cảnh thị trường thiết bị y tế Việt Nam

“Theo số liệu của Bộ Y tế, tổng vốn đầu tư thị trường thiết bị và vật tư y tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng mạnh. Tổng vốn đầu tư vào trang thiết bị y tế tại Việt Nam năm 2010 ước đạt 515 triệu USD, đến năm 2016 tổng vốn đầu tư là 950 triệu USD và đến năm 2017 con số này tăng lên 1,1 tỉ USD.” (Diễn đàn Doanh nghiêp, 11/2018)
So sánh với tốc độ tăng trưởng ngành bán lẻ điện tử là 20-25% trong giai đoạn 2015-2017, dự báo giảm mạnh từ 2018 xuống còn 5-10% (Euromonitor, Rong Viet Research, 1/2018), con số 18% tăng trưởng mỗi năm của ngành thiết bị y tế còn rất khả quan trong tương lai. Tiềm năng này được đảm bảo bởi 3 yếu tố:
1. Nhu cầu thiết bị hiện đại tăng
Do già hóa dân số (từ 2019-2029 sẽ tăng thêm hơn 20 triệu người trong độ tuổi 60+), tầng lớp trung lưu và giàu có tăng (dự báo đạt 33 triệu người vào năm 2020), sự thiếu hụt trang thiết bị hiện đại tại các cơ sở y tế (70% bệnh viên không có máy chụp CT, 35% thiết bị đã sử dụng trên 20 và gần 40% sử dụng từ 10-20 năm) và mức chi tiêu cho y tế tại Việt Nam hiện nay đang còn thấp so với khu vực (tính trên đầu người mới chỉ 7 USD, thấp so với Thái Lan (12 USD), Malaysia (35 USD), Singapore (103 USD) và bình quân trên thế giới (50 USD))
2. Chính sách thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng ngành y tế
Bao gồm huy động vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng vào trang thiết bị y tế (theo Bộ Tài chính, đến hết năm 2016 cả nước có trên 5.914 dự án đầu tư vào lĩnh vực y tế (gồm các bệnh viện tư, các phòng khám đa khoa, các dự án liên doanh liên kết lắp đặt thiết bị), với tổng số vốn đăng ký hoạt động khoảng trên 37.000 tỷ đồng), tăng cường tuyến bệnh viện vệ tinh (đề án Bệnh viện vệ tinh giai đoạn 2013-2020) và khuyến khích phát triển y tế tư nhân (chính phủ đặt mục tiêu tăng số giường bệnh tư nhân lên 20% tổng số giường bệnh vào năm 2020)
3. Bên cạnh đó còn có sự hỗ trợ từ quốc tế
các thỏa thuận và hiệp định với EU (130 triệu đôla Mỹ cho giai đoạn 2 của chương trình (EU-HSPSP-2) nhằm nâng cao số lượng các cơ sở y tế và chất lượng dịch vụ), làn sóng các hãng thiết bị y tế lớn trên thế giới đầu tư vào Việt Nam (Terumo, Sonion, và United Healthcare đã chuyển nhà máy từ các nước khác về Việt Nam để tận dụng nguồn nhân công giá rẻ và các chính sách hỗ trợ từ phía Chính phủ)
(Tổng hợp từ nhiều nguồn)
Tính đến 2016, cả nước Việt Nam có khoảng 1.346 bệnh viện – khách hàng mục tiêu của ngành thiết bị y tế – trong đó bệnh viện công chiếm 86.3% (tương đương 1.161 bệnh viện). Nguồn: KPMG Public, 2017
Cụ thể hơn, trong nhóm 1.161 bệnh viện công có: 38 bệnh viện cấp trung ương (trực thuộc Bộ Y tế), trên 900 bệnh viện cấp tỉnh thành (trực thuộc Sở Y tế), còn lại thuộc các Bộ ngành khác và các tập đoàn nhà nước. Số lượng phòng khám và trung tâm y tế công cấp tỉnh thành là hơn 2600, cùng hàng chục ngàn trung tâm y tế cấp quận, huyện, xã khác.
Tăng trưởng bình quân số lượng bệnh viện tư nhân trong giai đoạn 2010-2015 ở mức 11,34%, cao hơn gấp 7,5 lần tốc độ tăng số lượng bệnh viện công (1,51%). Hơn nữa, bệnh viện tư nhân tập trung ở các khu vực đô thị, hướng đến thị trường cao cấp, như người nước ngoài và người dân địa phương có thu nhập cao như các thành phố lớn: Hà Nội, HCM, Đà Nẵng…(Nguồn: International Journal of Health Policy and Management, 2017) (Nguồn: Biomed central, Environmental Health and Preventive Medicine, 2017)

II. Phân đoạn thị trường

Để trả lời câu hỏi về vai trò của Marketing B2B trong thị trường thiết bị y tế, cần phải “mổ xẻ” bức tranh thị trường theo nhiều góc độ khác nữa – hay còn gọi là nhiều cách phân đoạn thị trường khác nữa.
Cách 1: Theo chủng loại hàng hóa
Chiếm gần 50% thị trường là vật dụng tiêu hao và thiết bị chẩn đoán hình ảnh
Theo chủng loại hàng hoá, thị trường thiết bị y tế Việt Nam đang tập trung vào các thiết bị chẩn đoán hình ảnh, phòng mổ, hồi sức cấp cứu, xét nghiệm chuyên sâu. Các thiết bị nhập khẩu chuyên ngành chẩn đoán hình ảnh như: máy cộng hưởng từ, máy CT, máy siêu âm, X-Quang chiếm 30% sản lượng nhập khẩu. (Nguồn: BMI, vietnamnet 7/2018)
Cách 2: Theo nguồn gốc xuất xứ
Hơn 90% thiết bị y tế được nhập khẩu, nhiều nhất từ: Singapore (19.2%), Nhật Bản (12.8%), Mỹ (10.6%) và Đức (9%)
Theo nguồn gốc xuất xứ, sản xuất trong nước hiện chỉ chiếm từ 1,5-2% tổng thị phần với khoảng 50 doanh nghiệp nội địa, trong đó chủ yếu mới chỉ đáp ứng được thiết bị y tế cơ bản như giường, tủ đầu giường, bông, băng, gạc, kim tiêm, các dụng cụ kềm, kéo, chỉ y khoa…
Còn lại, hơn 90% thiết bị y tế ở Việt Nam đều phải nhập khẩu, nhất là các sản phẩm hiện đại. Các quốc gia chính cung cấp là Nhật Bản, Mỹ, Singapore, Trung Quốc, Đức, chiếm khoảng 55% giá trị nhập khẩu thiết bị y tế của Việt Nam. (Nguồn: LPB Research tổng hợp, 2017, EVBN, Vietnam medical device, 2016, nhipcaudautu.vn, 7/2018)
Cách 3: Theo khu vực địa lý
42% bệnh viện tập trung tại miền Bắc; riêng Hà Nội và HCM chiếm 19% số bệnh viện. Nếu chia theo khu vực địa lý, có thể nhận định rằng phần lớn các bệnh viện đặt tại miền Bắc (chiếm 42% tổng số bệnh viên cả nước), đặc biệt tại HN có tới 22 bệnh viên cấp TW (trên tổng số 38 bệnh viện) và 40 bệnh viện Sở Y tế, HCM có 3 bệnh viện TW và 53 bệnh viện Sở. (Markus tổng hợp) Hai thành phố trên hiện đang tiếp nhận tới 60% lượng bệnh nhân cả nước, luôn phải hoạt động ở công suất 200% (Nguồn: EVBN, Vietnam medical device, 2016). Bên cạnh đó, các thành phố lớn khác như Đà Nẵng, Cần Thơ, Huế cũng là những trọng điểm sẽ được đầu tư trang thiết bị hiện đại trong thời gian tới.
Đứng trước bức tranh thị trường đầy tiềm năng nhưng cũng đầy phức tạp như vậy, vai trò của Marketing sẽ được thể hiện như thế nào? Không thể quảng cáo, truyền thông như cách thông thường cho thị trường này, vậy Marketing sẽ làm gì khác? Và quan trọng hơn: có thực sự cần làm Marketing không hay chỉ cần Sales team là đủ?
Với B2B ngành khác thì như thế nào? Hãy cùng theo dõi Bizmax để xem giải pháp là như thế nào nhé!

0888 560 001