5 kinh nghiệm “vàng” giúp CEO giao việc hiệu quả

Giao việc là một môn nghệ thuật. Tuy nhiên, nó cũng có thể là một thảm họa nếu như làm không tốt. Làm thế nào để tránh thảm họa này và trở thành một nhà quản trị công việc thành công. Bài viết này sẽ chia sẻ cho bạn những kinh nghiệm hữu ích được các nhà quản trị trong mỗi tổ chức đánh giá cao để giao việc hiệu quả hơn.

Hệ thống tất cả công việc 

Quên việc là tình trạng thường xuyên diễn ra tại văn phòng. Không ít tình huống sếp hỏi đến nhân viên mới ú ớ người ra, lục lọi trí nhớ và ngậm ngùi thừa nhận mình bỏ sót việc, chưa làm. Ngược lại, sếp đang có việc cần giao cho nhân viên làm nhưng vì chen ngang phải ký một số giấy tờ hay hàng tá công việc đang chờ mà cũng quên béng mất…

Từ thực tế đó, hệ thống toàn bộ công việc là kỹ năng đầu tiên trong công tác giao việc. Sếp, các nhà quản lý chỉ cần dành thời gian để thống kê toàn bộ các đầu mục công việc cần thực hiện. Tất cả các công việc được tập hợp sau đó mới phân chia nhỏ hơn cho từng phòng ban, từng nhân sự. Như vậy đảm bảo sẽ không còn tình trạng bỏ sót việc, quên việc.  Mọi kế hoạch, mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp đều được thực hiện đúng tiến độ và thuận lợi nhất.

Mô tả công việc càng chi tiết càng tốt

Hãy mô tả thật rõ ràng và chi tiết mỗi đầu mục công việc, từ nhân sự phụ trách, deadline, nội dung, các nhiệm vụ, tỷ lệ phần trăm đã hoàn thành, tỷ lệ phần trăm còn phải hoàn thành…

Mô tả chi tiết dễ dàng nắm bắt và thực thi công việc đúng yêu cầu

Đây chính là cách Sếp, quản lý truyền đạt lại yêu cầu công việc. Mức độ cụ thể, đầy đủ được đề cập sẽ tỷ lệ thuận với khả năng nắm bắt, tiếp nhận nhiệm vụ của nhân viên và cuối cùng là mức độ hoàn thành và chất lượng công việc.

Linh động giao việc việc cho cá nhân và nhóm

Ai sẽ làm việc này? Và ai là người phù hợp làm việc này? Đây là những câu hỏi mà CEO cần đặt ra trước khi giao việc cho nhân sự nào đó. Có một số cơ sở để sếp ra quyết định chẳng hạn để giải quyết công việc này cần tới kỹ năng nào, ai là người có khả năng làm tốt nếu phụ trách, điểm mạnh và điểm yếu của từng nhân sự…

Giao việc cho cá nhân và nhóm một cách hợp lý

Đôi khi, sếp có thể giao công việc cho nhân sự có khả năng trái ngược. Với mục đích khuyến khích nhân sự phát triển thêm nhiều kỹ năng năng, thích nghi với nhiều vị trí và công việc khác nhau. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào cách thức và phương hướng lãnh đạo của mỗi CEO.

Đánh giá công việc qua từng đơn vị thời gian

Sau khi thực hiện xong bước phân chia công việc và để cho từng nhân sự thực hiện. Sếp hãy nhớ thường xuyên theo dõi tiến độ công việc theo từng đơn vị thời gian nhất định và có sự đánh giá. Việc làm này rất quan trọng. Lãnh đạo sẽ có cái nhìn tổng quát nhất về tiến độ, chất lượng công việc, nhân viên có đang làm đúng yêu cầu và đi đúng hướng hay không.

Những đánh giá này sẽ làm cơ sở để lãnh đạo đốc thúc công việc hoàn thành đúng tiến độ,  phát hiện các điểm “tắc nghẽn” để hỗ trợ kịp thời.

Dành thời gian nghỉ ngơi và thư giãn phù hợp

Quản lý tốt không hẳn là sếp chỉ cho phép bản thân được đắm mình vào công mình. Đặc biệt, lãnh đạo cũng cần nhớ hãy tham gia và hỗ trợ khi cần thiết. Nhắc nhở công việc cũng là một kỹ năng cần trau dồi.  Nhân viên thực sự không thoải mái khi sếp liên tục can thiệp. Thậm chí còn có cảm giác sếp không tin tưởng mình.

Lời khuyên đó là sếp hãy theo dõi công việc từ xa và tự cho mình thời gian rảnh. Chủ động lập kế hoạch nghỉ ngơi và thư giãn dựa trên thời gian và tình trạng sức khỏe. Áp lực công việc giảm đi và khi trở lại công việc sẽ tràn đầy năng lượng hơn.

5 kinh nghiệm quản lý công việc hy vọng là thông tin hữu ích đối với các nhà quản lý. Tham khảo và ứng dụng ngay giải pháp quản trị công việc thông minh của Bizmax giúp tăng hiệu suất và hiệu quả làm việc tới 30%.

Số điện thoại tư vấn và hỗ trợ: 0888.560.001

 

Bạn đừng bôi vẽ quy trình để HÀNH XÁC NHÂN VIÊN như thế!

Anh bạn cũng là CEO của tôi cười và lắc đầu ngán ngẩm khi nhìn thấy đống tài liệu QUY TRÌNH cả giấy, cả Excel mà tôi vẽ ra sau hơn 3 tháng “dày công nghiên cứu”.
Kì thực để xây được cả một bộ quy trình cho doanh nghiệp như thế này, tôi đã phải ngâm qua hàng trăm thứ tài liệu Tiếng Việt, Tiếng Tây, Tiếng Tàu… Rồi lại phải tưởng tượng ra tất cả các nghiệp vụ mà doanh nghiệp phải làm, vẽ thành quy trình cho từng thứ một, vừa vẽ vừa trau chuốt. Nghĩ bụng chắc bộ quy trình của mình phải hoàn hảo lắm rồi chứ, ấy vậy mà…
“Vẽ quy trình thì đúng là quan trọng và cần thiết thật, nhưng có áp dụng được hay không, hay làm thế nào để thực thi được nó trên thực tế thì bạn lại không nhắc đến”.
Thực tế và Lý thuyết là 2 câu chuyện khác nhau

Xây dựng quy trình trên LÝ THUYẾT và thực thi thế nào trên THỰC TẾ là hai chuyện bắt buộc phải gắn liền với nhau. Quy trình vẽ ra dù có đẹp đến mấy, không sai sót trên giấy, nhưng khi áp dụng vào thực tế có khi lại là rườm rà, thêm việc. Bạn phải quản lý được toàn bộ quá trình này, nắm bắt xem vấn đề ở đâu thì mới tối ưu được, đừng bôi vẽ quy trình cảm tính và phức tạp để hành xác nhân viên như thế!”

Tôi đã luôn nghĩ việc áp dụng phần mềm là không cần thiết, phải dành cho các công ty lớn. Phần mềm khiến nhân viên thêm việc và mất thời gian.…. Nhưng khi được anh bạn cho xem phần mềm bên họ đang triển khai, tôi có thể thấy ngay giá trị mà mình sẽ nhận được khi sử dụng phần mềm quản trị doanh nghiệp. Các thông số rõ ràng, KPI cũng rõ ràng… Điều này giúp tôi hiểu nhân viên của mình hơn, quy trình cũng minh bạch, rõ ràng hơn. Tôi cũng rảnh rang hơn so với việc cứ vò đầu, bứt tai tự hỏi nhân viên đang làm gì, hiệu quả thế nào như trước đây.

Giải pháp quản trị công việc bằng phần mềm hiệu quả như thế nào?
  • Hệ thống quy trình của bên này được tổ chức bài bản, khoa học
  • Nhìn vào là thấy rõ ngay danh sách công việc & tiến độ của từng cá nhân.
  • Các luồng công việc phòng ban cũng được phối hợp một cách mượt mà, chuyển tiếp công việc sang giai đoạn khác chỉ cần thao tác kéo thả.
  • Hệ thống BÁO CÁO TỰ ĐỘNG, có vấn đề gì phát sinh sẽ gửi lại thông báo cho quản lý NGAY LẬP TỨC để hỗ trợ

Qua rồi thời kỳ quản lý và giám sát công việc gây áp lực cho cả nhân viên và sêp. Quản lý theo phương pháp hiện đại bằng phần mềm sẽ giúp nhân viên hiểu rõ việc mình cần làm. Danh sách công việc, tiến độ rõ ràng giúp “Sếp” phát hiện điểm mạnh, điểm yếu của nhân viên để hỗ trợ kịp thời theo xu hướng quản trị phát triển  (thay việc quản trị giám sát như hiện tại) tạo động lực làm việc tích cực cho nhân sự.

Dành cho những nhà quản lý đang cảm thấy bế tắc vì bài toán XÂY QUY TRÌNH MÀ KHÔNG ÁP DỤNG, QUẢN LÝ ĐƯỢC: 

Link đăng ký trải nghiệm free: Đăng ký

Hotline hỗ trợ: 0888.56.0001

There are no secrets to success. It is the result of preparation, hard work, and learning from failure.

– Paul Tournier

0888 560 001