5 Dấu hiệu chứng tỏ Doanh nghiệp của “KHÁT” quy trình CRM chuẩn

Tốc độ ứng dụng CRM tại các doanh nghiệp Việt Nam đang tăng trưởng chóng mặt trong những năm qua. Tuy nhiên, bên cạnh một mặt đang triển khai nhịp nhàng thì vẫn có những ông sếp vẫn đang lúng túng không biết doanh nghiệp của mình có cần tới CRM hay không? Hãy cùng “chẩn mạch, bắt bệnh” với Bizmax.vn để tìm câu trả lời cho mình.

Dấu hiệu 1: Thông tin khách hàng bị phân tán ở nhiều nơi

Đây được coi là dấu hiệu nguy hiểm nhất cho thấy doanh nghiệp cần CRM. Hiện trạng tại một số doanh nghiệp đó là còn quản lý thủ công phân tán trên nhiều nền tảng như Excel, driver, word… thêm vào đó, mỗi kinh doanh sẽ quản lý tệp khách hàng riêng điều này mang tới rủi ro lớn khi nhân viên đó đột nhiên xin nghỉ việc – Dấu hiệu và hậu quả nghiêm trọng kèm theo khi thông tin phân mảnh, rời rạc.

Chưa hết, nguồn data khách hàng có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau có thể kinh doanh tự tìm kiếm, hoạt động marketing như chạy quảng cáo google, facebook… thiếu công cụ quản lý đồng nhất dẫn tới khó xác định nguồn, phân loại và đánh giá chất lượng data.

Với những bất cập như thế này, khả năng hệ thống và tích hợp đa kênh của doanh nghiệp sẽ tập trung ở một nền tảng duy nhất, củng cố tài nguyên doanh nghiệp.

Dấu hiệu 2: Dữ liệu không có tính chia sẻ, kết nối và cập nhật

Dữ liệu được lưu tại tệp của mỗi nhân viên và thi thoảng mới được mở ra chỉ là dữ liệu chết mà thôi. Đa phần các doanh nghiệp này sẽ gặp khó khăn trong việc chia sẻ, kế thừa dữ liệu giữa các bộ phận, phòng ban hay giữa các nhân viên với nhau. Nguyên nhân của vấn đề này là do doanh nghiệp đang sử dụng các công cụ lưu trữ thiếu tính chia sẻ, kết nối và cập nhật.

Chẳng hạn, một file tài liệu excel thông tin khách hàng sẽ phải gửi nhiều lần cho các bộ phận liên quan. Mỗi người cần thao tác mở/ lưu file, theo dõi, sửa, lưu, gửi lại… Quy trình này tốn nhiều thời gian và công sức hơn nhiều lần chưa kể đến sai sót. Nhưng với phần mềm CRM thì điều này hoàn toàn bị triệt tiêu. CRM hệ thống thông tin, hỗ trợ kinh doanh quản lý tốt công việc tệp khách hàng của mình và theo dõi được công việc của nhân sự khác, tăng tính kết nối, chia sẻ giữa các ban, vận hành trơn tru và nâng cao hiệu quả hoạt động. 

 

Dấu hiệu 3: Dữ liệu kém bảo mật, khó phân quyền, phân cấp

Quản lý không thể phân vùng xem dữ liệu theo quyền hạn của nhân viên; Quản lý không thể phân quyền thao tác chi tiết trên dữ liệu tương ứng theo quyền hạn của nhân viên… Các công cụ MS Excel hoặc Google Drive dù cung cấp nhiều chức năng, linh hoạt và dễ sử dụng. Tuy nhiên, trong ván đề phân quyền hay bảo mật dữ liệu thì các công này vẫn còn nhiều hạn chế. Vì thế, liên quan đến vấn đề này doanh nghiệp nên nghĩ đến các công cụ quản trị bảo mật, phân quyền tốt như CRM.

Dấu hiệu 4: Doanh nghiệp không có góc nhìn toàn cảnh về khách hàng

Khi xem một hồ sơ khách hàng mà không biết được toàn bộ thông tin về khách hàng như thông tin cá nhân, lịch sử giao dịch, thời gian liên hệ gần nhất, công nợ… thì sẽ như thế nào? Chẳng có cơ sở nào đánh giá khách hàng này có tiềm năng hay không và định hướng bước tiếp theo nên tiếp cận ra sao. Rõ ràng thông tin chung chung kiểu này chẳng có ý nghĩa và chẳng thỏa mãn mục đích nào. 

 

Một giải pháp CRM có khả năng tích hợp với hệ thống trong – ngoài doanh nghiệp, khả năng làm việc với toàn bộ dữ liệu của các phòng ban, nhân viên, cùng tương tác trên một hồ sơ khách hàng thì có thể tăng thêm giá trị của data.

Dấu hiệu 5: Không kiểm soát được hoạt động bán hàng, tỷ lệ quay lại mua hàng thấp

Khi số lượng khách hàng ngày càng tăng, nhân sự ngày càng nhiều thì chủ doanh nghiệp sẽ thường xuyên rơi vào tình trạng mất kiểm soát trong hoạt động bán hàng. Các vấn đề nảy sinh như không biết kênh tiếp thị nào hiệu quả, không biết khách hàng nào tiềm năng cao, khó đánh giá được nhân viên nào xuất sắc, thậm chí chẳng rõ chính xác tình hình công nợ, doanh thu…

Vấn đề thì tồn đọng chưa giải quyết được thêm vào đó tỷ lệ khách quay lại mua hàng thấp, khách hàng phản hồi tiêu cực về sản phẩm, dịch vụ khiến đau càng thêm đau. CRM với các công cụ hỗ trợ tiếp thị, bán hàng đầy đủ chuyên nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện đáng kể vấn đề này.

Trên đây là 5 dấu hiệu cho chứng tỏ doanh nghiệp đang “khát” CRM – một nền tảng quản trị khách hàng chuyên nghiệp. Doanh nghiệp có cả 5 hoặc chỉ một trong 5 vấn đề thì cũng là những tín hiệu phản hồi đến CEO cần một thay đổi có tính hệ thống. Nếu Doanh nghiệp đang gặp phải tình trạng như vậy thì đừng ngần ngại lựa chọn và tham khảo CRM là ưu tiên hàng đầu để giải quyết dứt điểm. Tham khảo ngay CRM và các giải pháp quản trị doanh nghiệp tổng thể từ Bizmax và trải nghiệm 30 ngày miễn phí!

Số điện thoại hỗ trợ: 0888.56.0001

Vì sao viết mục tiêu ra giấy sẽ giúp bạn tăng khả năng đạt được lên tới 1000%?

Để thành công, bạn phải quyết định được chính xác số tiền dự định kiếm được mỗi năm. Nếu không định rõ mục tiêu doanh thu, bạn sẽ không thể tập trung được vào hoạt động bán hàng.

Những người bán hàng dẫn đầu luôn có mục tiêu. Các cuộc nghiên cứu cho thấy, khả năng định hướng mục tiêu tỷ lệ thuận một cách tương đối với mức độ thành công đạt được. Những người bán hàng lương cao nhất đều biết trước họ sẽ kiếm được bao nhiêu tiền trong mỗi tuần, mỗi tháng, mỗi quý và mỗi năm. Họ biết cần gặp bao nhiêu khách hàng để đạt mức doanh thu đã định và họ có kế hoạch rõ ràng với số tiền kiếm được.

Để thành công, bạn phải quyết định được chính xác số tiền dự định kiếm được mỗi năm. Nếu không định rõ mục tiêu doanh thu, bạn sẽ không thể tập trung được vào hoạt động bán hàng. Bạn sẽ giống một người chìm trong sương mù nhưng vẫn cố nhắm bắn mục tiêu. Chỉ khi bạn là thiện xạ cừ khôi nhất thế giới thì mới có thể bắn trúng mục tiêu mờ nhạt đó. Bạn cần phải biết chính xác mình đang nhắm vào đâu.

Mục tiêu thu nhập hàng năm của bạn

Đầu tiên, hãy bàn về mục tiêu thu nhập hàng năm của bạn. Bạn dự định kiếm được chính xác bao nhiêu trong 12 tháng tới? Hãy viết số này ra. Đây sẽ là mục tiêu mà mọi hoạt động của bạn hướng tới trong cả năm.

Bạn hãy đặt ra một mục tiêu thực tế nhưng cũng phải ở mức thách thức. Đó có thể là doanh số của năm cao nhất, sau đó bạn tăng thêm từ 25–50% hay bất cứ mức nào mà bạn thấy thoải mái nhất. Bạn phải bảo đảm mục tiêu đó đáng tin cậy và nằm trong khả năng của bạn. Những mục tiêu huyễn hoặc sẽ không thúc đẩy, chúng tước bỏ động cơ thúc đẩy vì tự bạn đã biết mình không thể đạt được. Và kết cục là bạn sẽ từ bỏ ngay khi chưa bắt đầu.

Những người bán hàng dẫn đầu đều biết chính xác họ sẽ kiếm được bao nhiêu một kỳ. Nếu bạn hỏi, có thể họ còn cho bạn biết họ định kiếm bao nhiêu từng ngày.

Những người bán hàng hiệu quả thấp thường không biết được họ định kiếm bao nhiêu cho đến khi cầm trong tay bản khai thuế. Đối với họ, mỗi ngày, mỗi tháng và mỗi năm đều là một cuộc phiêu lưu và họ không biết đâu là điểm dừng.

Hãy ghi chép rõ mục tiêu

Để hiệu quả, thì bạn cần ghi chép rõ các mục tiêu ra giấy.

Mọi người có thể băn khoăn: “Nếu tôi không viết ra thì sao?” Bạn không cần phải lo lắng. Việc viết mục tiêu ra giấy sẽ làm tăng khả năng đạt được mục tiêu tới cả 1.000%, tức là cả chục lần và thường nhanh hơn bạn mong đợi.

Thậm chí, cả khi bạn không đạt được mục tiêu như kế hoạch thì viết rõ ra vẫn tốt hơn không có mục tiêu gì.

Mục tiêu bán hàng hàng năm của bạn

Việc thứ hai khi đặt mục tiêu là bạn cần hỏi chính mình: “Để đạt mức thu nhập mong muốn thì năm nay mình cần bán được bao nhiêu hàng?”

Cũng không quá khó để tính được. Thậm chí, nếu bạn phải tính toán cả hoa hồng thì bạn vẫn có thể xác định doanh số chính xác cần thiết để kiếm được số tiền mong muốn.

Mục tiêu hàng tuần và hàng tháng

Khi bạn đã quyết định mức thu nhập hàng năm và các mục tiêu về doanh số, hãy chia nhỏ mục tiêu theo từng tháng. Bạn sẽ phải kiếm được bao nhiêu tiền và bán được bao nhiêu hàng trong mỗi tháng để đạt được mục tiêu cả năm?

Khi bạn có các mục tiêu về doanh số và thu nhập hàng năm, hàng tháng, hãy chia nhỏ chúng thành các mục tiêu doanh số và thu nhập hàng tuần. Mỗi tuần bạn cần bán được bao nhiêu để đạt các mục tiêu dài hạn?

Mục tiêu bán hàng hàng ngày

Cuối cùng bạn hãy xác định doanh số và số tiền bạn muốn kiếm mỗi ngày.

Ví dụ, mục tiêu thu nhập hàng năm của bạn là 50 nghìn đôla. Nếu bạn chia 50 nghìn đôla cho 12 tháng, bạn sẽ cần kiếm được khoảng 4.200 đôla mỗi tháng. Nếu bạn chia 50 nghìn đôla cho 50 tuần, là số tuần làm việc trung bình hàng năm, thì sẽ ra thành 1 nghìn đôla mỗi tuần. Bây giờ bạn đã có các mục tiêu rõ ràng và cụ thể để hướng tới.

I can and I will, WATCH ME

– Bizmax-

0888 560 001